Vì sao mua bảo hiểm là bắt buộc?
Tai nạn giao thông là điều không ai mong muốn, để lại những hậu quả cũng như di chứng lớn, lâu dài cả về con người và vật chất. Trong nhiều trường hợp, người gây tai nạn không có khả năng bồi thường thiệt hại cho nạn nhân dẫn đến bế tắc, một bên không còn tâm trí để làm việc, một bên bị mất sức lao động, gia đình không còn chỗ dựa, làm nảy sinh nhiều hệ luỵ, ảnh hưởng lớn đến công bằng an sinh xã hội.Vì vậy, pháp luật đã quy định bảo hiểm trách nhiệm dân sự là bắt buộc đối với chủ xe cơ giới để nhằm bảo vệ quyền lợi cho nạn nhân trong các vụ tai nạn giao thông, thể hiện rõ ý nghĩa nhân đạo của chính sách, bảo đảm nguồn hỗ trợ đủ lớn và kịp thời cho các nạn nhân nhanh chóng khắc phục tổn thất về người và tài sản mà không phụ thuộc vào việc người gây tai nạn có khả năng chi trả hay không.
Ngoài ra, bảo hiểm trách nhiệm dân sự Bảo minh còn giúp chủ xe, người điều khiển phương tiện nhanh chóng ổn định cuộc sống, sinh hoạt và hoạt động sản xuất kinh doanh nếu không may gây ra tai nạn giao thông. Đây là bảo hiểm chi trả cho bên thứ ba chứ không phải trả cho người mua bảo hiểm và được thế giới đánh giá là chính sách an sinh – xã hội cần thiết.
Thực tế, người dân chỉ cần bỏ ra số tiền 60.500 đồng cho xe máy điện, xe dưới 50cc hoặc 66.000 đồng cho loại xe máy trên 50cc là có thể tham gia bảo hiểm bắt buộc TNDS của chủ xe cơ giới. Đây là số tiền chỉ bằng một hai bữa ăn sáng nhưng lại giúp người dân vừa không lo bị xử phạt, vừa yên tâm có công ty bảo hiểm đồng hành nếu chẳng may gây tai nạn. Mức bồi thường đối với thiệt hại về người là 150 triệu đồng/người/vụ; đối với thiệt hại về tài sản là 50 triệu đồng/vụ. Nếu xe gây tai nạn là ô tô, mức bồi thường đối với thiệt hại về tài sản lên đến 100 triệu đồng/vụ.
1. Tên sản phẩm | Bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự xe máy của chủ xe cơ giới. |
2. Mã nghiệp vụ (theo BEST) | VTP |
2. Đối tượng bảo hiểm | Trách nhiệm dân sự (TNDS). |
3. Người được bảo hiểm | Chủ xe cơ giới tham gia giao thông trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt NamChủ xe cơ giới (tổ chức, cá nhân) là chủ sở hữu xe cơ giới hoặc được chủ sở hữu xe cơ giới giao chiếm hữu, sử dụng hợp pháp, điều khiển xe cơ giới. |
4. Phạm vi bồi thường | – Thiệt hại về thân thể, tính mạng và tài sản đối với bên thứ ba do xe cơ giới gây ra.- Thiệt hại về thân thể và tính mạng của hành khách theo hợp đồng vận chuyển hành khách do xe cơ giới gây ra. |
5. Các loại trừ bảo hiểm | – Hành động cố ý của chủ xe, lái xe hoặc của người bị thiệt hại.- Lái xe gây tai nạn cố ý bỏ chạy.- Lái xe không có giấy phép lái xe phù hợp.- Thiệt hại đối với tài sản bị mất cắp hoặc bị cướp trong tai nạn.- Chiến tranh, khủng bố, động đất.- Thiệt hại đối với vàng, bạc, đá quý, tiền, các loại giấy tờ có giá trị tiền, đồ cổ, tranh ảnh quý hiếm, thi hài, hài cốt. |
6. Mức trách nhiệm bảo hiểm | – Đối với thiệt hại về người: 150.000.000 đồng/1 người/1 vụ tai nạn.- Đối với thiệt hại về tài sản (do xe gắn máy gây ra) : 50.000.000 đồng/1 vụ tai nạn.- Đối với thiệt hại về tài sản (do xe ô tô gây ra) : 100.000.000 đồng/1 vụ tai nạn. |
7. Thời hạn và hiệu lực bảo hiểm | – Thời điểm bắt đầu có hiệu lực của Giấy chứng nhận bảo hiểm được ghi cụ thể trên Giấy chứng nhận bảo hiểm nhưng không được trước thời điểm chủ xe cơ giới đóng đủ phí bảo hiểm.- Thời hạn bảo hiểm ghi trên Giấy chứng nhận bảo hiểm là 01 năm. Trong một số trường hợp cụ thể, thời hạn bảo hiểm có thể dưới 1 năm. |
8. Phí bảo hiểm | – Xe gắn máy dưới 50cc: 55.000đ/năm bảo hiểm.- Xe gắn máy trên 50cc: 60.000đ/năm bảo hiểm.(Phí bảo hiểm trên chưa bao gồm 10% thuế VAT) |