Bảo hiểm trách nhiệm dân sự là gì ?

Bảo hiểm trách nhiệm dân sự được hiểu đơn giản và nhanh nhất là không bồi thường cho xe được mua bảo hiểm, thay vào đó sẽ bồi thường cho chủ xe bị người lái xe ( đã mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự ) trong trường hợp lái xe sử dụng phương tiện gây tổn thất về người và tài sản.

Bảo hiểm trách nhiệm dân sự được định nghĩa là loại hình bảo hiểm cho trách nhiệm dân sự của cá nhân hoặc tổ chức đối với bên thứ ba khi xảy ra rủi ro. Trong đó, đối tượng của hợp đồng bảo hiểm sẽ là trách nhiệm dân sự của người được bảo hiểm với người thứ ba.

Bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc xe cơ giới đối với  bên thứ ba là loại hình bảo hiểm mà tất cả các cá nhân tổ chức (bao gồm người nước ngoài) sở hữu xe cơ giới tại Việt Nam đều phải tham gia theo quy định của nhà nước, nhằm đảm bảo quyền lợi cho bên thứ ba trong trường hợp nếu chẳng may chủ xe, lái xe gây thiệt hại cho họ. 

Các loại bảo hiểm trách nhiệm dân sự phổ biến hiện nay:

– Bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc của chủ xe cơ giới

– Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe với hàng hóa vận chuyển

– Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ sử dụng lao động

– Bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ vật nuôi …

Cuộc sống luôn tiềm ẩn rủi ro không thể lường trước. Tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự là giải pháp tài chính hiệu quả, giúp bạn chủ động bảo vệ tài sản và bản thân đồng thời thể hiện trách nhiệm của mỗi người với cộng đồng.

Trong trường hợp, bạn gây tai nạn hoặc gặp sự cố, dẫn tới thiệt hại về tài sản, con người. Công ty bảo hiểm sẽ thay bạn bồi thường cho bị hại. Nếu bạn không đủ khả năng đền bù rất có thể rơi vào kiện cáo, thậm chí là phải chịu bản án hình sự.

Chẳng hạn, khi bạn điều khiển xe mô tô tham gia giao thông khiến một người bị thương, hư hại về xe cộ. Con số thiệt hại lên tới chục triệu hay hàng trăm triệu đồng. Lúc này, bạn sẽ được chia sẻ bớt gánh nặng tài chính với hạn mức bồi thường tối đa là 100 triệu đồng/người/vụ đối với bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc của chủ xe cơ giới.

Đối tượng bảo hiểm

Bộ Tài chính quy định, đối tượng tham gia bảo hiểm là chủ xe cơ giới, cần lưu ý là không được tham gia 2 hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự trở lên cho cùng 1 xe. Tuy nhiên, chủ phương tiện có thể thỏa thuận tham gia hợp đồng bảo hiểm tự nguyện nếu có nhu cầu.

 Những trường hợp sẽ không được thanh toán nếu:

– Bên thứ ba cố tình gây thêm thiệt hại tai nạn

– Lái xe cố ý bỏ chạy sau khi gây tai nạn

– Tài xế ô tô không có giấy phép lái xe hợp lệ

– Hậu quả gián tiếp như hỏng nhà cửa, cây cối, tài sản bị mất cắp trong tai nạn

Bảo hiểm sẽ chỉ chi trả bồi thường cho bên thứ ba, không bao gồm thiệt hại cho chính chiếc xe hay người ngồi trên xe ô tô được mua bảo hiểm. Mức bồi thường cụ thể còn tùy thuộc vào lỗi của chủ phương tiện.

– Phạm vi bảo hiểm

Công ty bảo hiểm sẽ thanh toán các khoản thiệt hại cho bên thứ ba. Bao gồm thiệt hại về người, tính mạng, tài sản. Đối với xe khách kinh doanh vận tải sẽ cộng thêm thiệt hại về thân thể của hành khách do xe ô tô gây ra.

– Quyền lợi khi tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự xe ô tô

Khi tham gia bảo hiểm trách nhiệm dân sự xe ô tô, số tiền tối đa thuộc phạm vi trách nhiệm của bảo hiểm, thể hiện rõ trong hợp đồng bảo hiểm.

Theo thông tư số 04/2021/TT-BTC ra ngày 15/01/2021 áp dụng, thiệt hại về người là 150 triệu đồng/người/ vụ, về tài sản cũng tương tự ở mức là 100 triệu đồng/vụ.

Thời điểm hợp đồng có hiệu lực được ghi cụ thể trên giấy chứng nhận bảo hiểm, với thời hạn bảo hiểm thường là 1 năm. Trong thời hạn còn hiệu lực, nếu chủ xe chuyển quyền sở hữu cho chủ xe mới thì mọi quyền lợi bảo hiểm liên quan vẫn còn hiệu lực.

 Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự xe ô tô chỉ được hủy bỏ nếu:

– Xe ô tô bị thu hồi biển số và đăng ký theo quy định

– Chiếc xe ô tô đã hết niên hạn sử dụng

– Xe ô tô bị mất, được xác nhận bởi cơ quan công an

– Xe ô tô bị hỏng, bị phá hủy không thể sử dụng và được xác nhận bởi cơ quan giao thông